Dự án Nhà ở kết hợp khách sạn - 42 Hàng bún

02/10/2022

Dự án “Nhà ở kết hợp dịch vụ” tại số 42 Hàng Bún, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Biện pháp thi công bao gồm các công tác cung cấp vật tư và thi công chống thấm cho Dự án.

Với các đầu công việc được TNCons thực hiện trong dự án này như:

  • Chống thấm nền tầng hầm B2 - vật liệu sử dụng cho phần này sẽ được TNCon sử dụng bằng: Màng HDPE PRO-PROOF 1.2T.
  • Chống thấm bể nước - vật liệu sử dụng : Màng HDPE PRO-PROOF1.2T, COAT 12
  • Chống thấm miệng giếng - vật liệu sử dụng: SL-669, GPS M40 GROUT

Đi vào chi tiết các khâu được triển khai cho dự án tại Hàng Bún, được TNCons thực hiện các bước như sau:

BIỆN PHÁP THI CÔNG

Biện pháp thi công chi tiết chống thấm nền tầng hầm B2 bằng vật liệu chống thấm gốc HDPE GPS PRO_PROOF 1.2T:

   Vật liệu và thiết bị:

  • Vật liệu sử dụng : + Màng chống thấm gốc HDPE PRO-PROOF 1.2T.

+ Băng dính GPS Tape 2

+ Vữa trám cường độ cao Maxcrete 651

  • Thiết bị , dụng cụ thi công : + Máy thổi bụi

+ Rulo, dao cắt…

Các bước thi công màng chống thấm gốc HDPE PRO-PROOF 1.2T:

 

1

Chuẩn bị bề mặt bê tông lót

2

Thi công trải màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T

3

Bàn giao lớp chống thấm để lắp đặt cốt thép, đổ bê tông

 Chuẩn bị bề mặt bê tông lót:

Điều kiện mặt bằng bê tông lót:

    • Bề mặt bê tông lót phải đảm bảo thật chắc, không bị lún sụt. Sau ít nhất 2 ngày kể từ khi đổ bê tông lót có thể tiến hành thi công lớp chống thấm
    • Bê tông bản đáy không có các vật sắc nhọn (cốt thép), các vật liệu thừa, cát, đất, sỏi lớn hơn 5mm, dầu mỡ trên bề mặt (có cốt thép phải đục ra, cắt bỏ, trám lại bằng vữa xi măng).
    • Bê tông lót không được nứt gãy, vỡ, không có các khoảng hở kích thước lớn hơn 10mm (các vết rỗ, lồi lõm phải được trát lại phẳng trước khi bàn giao cho đơn vị chống thấm).
    • Trước khi đổ bê tông lên màng chống thấm, toàn bộ các nước đọng, rác thải, vật liệu thừa trên bề mặt màng phải được loại bỏ.

  • Thi công trải màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T:
  • Trải mặt HDPE của màng chống thấm đặt xuống nền bê tông lót, mặt có cát hướng lên trên, để tiếp xúc với bê tông kết cấu sau này.
  • Nối chồng theo chiều dọc cuộn bằng phần tự dính, phần tự dính trên màng đã có vạch kẻ đánh dấu của nhà sản xuất, bề rộng phần tự dính này là 70mm.
  • Nối chồng hoặc nối đối đầu theo chiều ngang cuộn là 70mm bằng băng dính
  • Phải dùng lô sắt để ép chặt mối nối sau khi dán xong
  • Sử dụng đinh để cố định màng với lớp nền tại các mép màng và trám kín bằng vữa trám cường độ cao Maxcrete 651
  • Cho phép rải màng khi bê tông lót ẩm ướt nhưng không đọng nước

  • Quấn băng trưởng nở sau khi thi công trám vữa Maxcrete 651 cố định bằng đinh tại các vị trí cọc khoan nhồi, tường vây và kingpost

 Trám vữa chuyên dụng Maxcrete 651 tại vị trí kết thúc màng

  • Bàn giao lớp chống thấm để lắp đặt cốt thép, đổ bê tông:
  • Sau khi rải xong màng PRO-PROOF 1.2T, nhà thầu tiến hành lắp đặt ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông.
  • Có thể đi lại và rải thép trực tiếp lên bề mặt màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T. Trong quá trình hàn thép, ván khuôn, Nhà thầu tiến hành che chắn, không để xỉ hàn rơi xuống màng.
  • Trong trường hợp màng bị rách thì sẽ được vá bằng băng dính đi cùng sản phẩm hoặc bằng chính màng PRO-PROOF 1.2T.
  • Trước khi đổ bê tông kết cấu phải đảm bảo toàn bộ các vật liệu rơi vãi, bụi bẩn, nước đọng… phải được dọn dẹp khỏi màng chống thấm. Sử dụng máy thổi bụi để thổi sạch bụi bẩn và nước đọng trên bề mặt màng.
  • Đổ bê tông trực tiếp lên bề mặt màng sau khi vệ sinh xong.

 Biện pháp thi công chi tiết chống thấm bể nước:

  Các bước thi công màng chống thấm gốc HDPE PRO-PROOF 1.2T:

 

1

Chuẩn bị bề mặt bê tông lót

2

Thi công trải màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T

3

Bàn giao lớp chống thấm để lắp đặt cốt thép, đổ bê tông

 Chuẩn bị bề mặt bê tông lót:

  • Điều kiện mặt bằng bê tông lót:
    • Bề mặt bê tông lót phải đảm bảo thật chắc, không bị lún sụt. Sau ít nhất 2 ngày kể từ khi đổ bê tông lót có thể tiến hành thi công lớp chống thấm
    • Bê tông bản đáy không có các vật sắc nhọn (cốt thép), các vật liệu thừa, cát, đất, sỏi lớn hơn 5mm, dầu mỡ trên bề mặt (có cốt thép phải đục ra, cắt bỏ, trám lại bằng vữa xi măng).
    • Bê tông lót không được nứt gãy, vỡ, không có các khoảng hở kích thước lớn hơn 10mm (các vết rỗ, lồi lõm phải được trát lại phẳng trước khi bàn giao cho đơn vị chống thấm)
    • Trước khi đổ bê tông lên màng chống thấm, toàn bộ các nước đọng, rác thải, vật liệu thừa trên bề mặt màng phải được loại bỏ
  • Thi công trải màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T:
  • Trải mặt HDPE của màng chống thấm đặt xuống nền bê tông lót, mặt có cát hướng lên trên, để tiếp xúc với bê tông kết cấu sau này.
  • Nối chồng theo chiều dọc cuộn bằng phần tự dính, phần tự dính trên màng đã có vạch kẻ đánh dấu của nhà sản xuất, bề rộng phần tự dính này là 70mm.
  • Nối chồng hoặc nối đối đầu theo chiều ngang cuộn là 70mm bằng băng dính
  • Phải dùng lô sắt để ép chặt mối nối sau khi dán xong
  • Sử dụng đinh để cố định màng với lớp nền tại các mép màng và trám kín bằng vữa trám cường độ cao Maxcrete 651
  • Cho phép rải màng khi bê tông lót ẩm ướt nhưng không đọng nước

Quấn băng trưởng nở sau khi thi công trám vữa Maxcrete 651 cố định bằng đinh tại các vị trí cọc khoan nhồi, tường vây và kingpost

Thi công trải màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T

Trám vữa chuyên dụng Maxcrete 651 tại vị trí kết thúc màng

  • Bàn giao lớp chống thấm để lắp đặt cốt thép, đổ bê tông:
  • Sau khi rải xong màng PRO-PROOF 1.2T, nhà thầu tiến hành lắp đặt ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông.
  • Có thể đi lại và rải thép trực tiếp lên bề mặt màng chống thấm PRO-PROOF 1.2T. Trong quá trình hàn thép, ván khuôn, Nhà thầu tiến hành che chắn, không để xỉ hàn rơi xuống màng.
  • Trong trường hợp màng bị rách thì sẽ được vá bằng băng dính đi cùng sản phẩm hoặc bằng chính màng PRO-PROOF 1.2T.
  • Trước khi đổ bê tông kết cấu phải đảm bảo toàn bộ các vật liệu rơi vãi, bụi bẩn, nước đọng… phải được dọn dẹp khỏi màng chống thấm. Sử dụng máy thổi bụi để thổi sạch bụi bẩn và nước đọng trên bề mặt màng.
  • Đổ bê tông trực tiếp lên bề mặt màng sau khi vệ sinh xong.

Các bước thi công màng chống thấm 2 thành phần gốc polymer xi măng GPS COAT 12:

 

1

Chuẩn bị bề mặt bê tông

2

Thi công chống thấm GPS COAT 12 lớp 1

3

Thi công chống thấm GPS COAT 12 lớp 2

 Chuẩn bị bề mặt bê tông:

+ Bề mặt bê tông phải đảm bảo đặc chắc, không có vết nứt, không bị rỗ tổ ong

+ Bề mặt bê tông không có các vật sắc nhọn (cốt thép), các vật liệu thừa, dầu mỡ trên bề mặt (có cốt thép phải đục ra, cắt bỏ, trám lại bằng vữa xi măng).

Các mép bavia bê tông và các đầu nhọn phải được mài phẳng

  • Thi công chống thấm GPS COAT 12

+ Bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm phải đảm bảo sạch sẽ và không có nước đọng.

+ Các vết nứt trên bề mặt bê tông, các cổ ống xuyên tường, xuyên sàn phải được xử lý bằng biện pháp thích hợp

+ Sử dụng vữa xi măng để trám các vị trí góc trước khi thi công GPS COAT 12.

+ Sử dụng nhân công để dán lưới thủy tinh tại các vị trí góc, mạch ngừng trước khi thi công đại trà

+ Trộn hỗn hợp hai thành phần A (polymer): B (xi măng) theo tỷ lệ 1:4

+ Thi công lớp chống thấm thứ nhất bằng nhân công và rulô, các vị trí chi tiết sẽ được thi công bằng chổi quét

+ Thi công lớp thứ hai sau khi lớp thứ nhất đã đông kết bề mặt để tránh làm hư hỏng lớp chống thấm thứ nhất (thời gian đông kết từ 3-9 giờ, tùy điều kiện thời tiết). Lượng sử dụng cho lớp thứ 2 là 1kg/m2/ 2 lớp .

  • Hướng quét lớp thứ 2 phải vuông góc với hướng quét của lớp thứ nhất.
  • Gia cường lưới thủy tinh tại các vị trí góc, mạch ngừng của kết cấu

Trong vòng 24 giờ sau khi quét, phải bảo vệ màng khỏi các tác động của mưa, nắng chiếu trực tiếp, nước xói hoặc các tác động cơ học.

Thi công màng chống thấm GPS COAT 12

Biện pháp thi công chống thấm miệng giếng:

Vật liệu và thiết bị:

  • Vật liệu sử dụng

+ Keo chống thấm SL-669

 + Vữa không co ngót cường độ cao GPS GROUT M40

  • Thiết bị , dụng cụ thi công :

+ Máy thổi bụi

+ Máy khoan, máy khuấy....

+ Ru lô, chổi quét

Các bước thi công chống thấm miệng giếng:

 

1

Chuẩn bị bề mặt bê tông

2

Thi công keo chống thấm SL-669

3

Thi công đổ vữa GPS GROUT M40

 Chuẩn bị bề mặt bê tông:

    • Bề mặt bê tông phải đảm bảo đặc chắc, không có vết nứt, không bị rỗ tổ ong
    • Bề mặt bê tông không có các vật sắc nhọn (cốt thép), các vật liệu thừa, dầu mỡ trên bề mặt (có cốt thép phải đục ra, cắt bỏ, trám lại bằng vữa xi măng) …
  • Thi công keo chống thấm Sl-669:
    • Sau khi lắp bịt nhựa, khoan đầu nắp bịt nhựa
    • Tiến hành rót (bơm) keo trương nở SL-669 vào lỗ khoan
    • Sau khi hoàn thành vệ sinh miệng ống cắt bỏ phần keo thừa.
  • Thi công vữa không co ngót GPS GROUT M40:
    • Thi công quấn băng cao su trương nở xung quanh miệng ống
    • Quét lớp kết dính Sika Latex TH trên bề mặt miệng giếng
    • Khuấy đều vữa không co ngót GPS GROUT M40 bằng máy khuấy cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất theo tỷ lệ 3,75 lít nước: 25 kg vữa
    • Thi công đổ vữa không co ngót GPS GROUT M40 lấp đầy miệng giếng.

Thi công chống thấm bể nước:

 Thi công chống thấm gốc HDPE PRO-PROOF 1.2T:

  • Sau khi rải xong màng cho từng khu vực có thể lắp đặt cốt thép ngay lập tức, có thể đi lại và rải cốt thép trực tiếp lên bề mặt màng HDPE
  • Không kéo lê thép trên bề mặt màng tránh làm rách màng
  • Cần có biện pháp che chắn khi thực hiện công tác hàn, cắt ở trên cao hoặc trên mặt màng
  • Không vứt, ném thép trên bề mặt màng, khi phát hiện màng rách, thủng cần báo ngay cho công ty TNCONS để khắc phục
  • Không tùy ý rạch hoặc đục thủng màng để lắp đặt ống chờ, cốt thép chờ, thiết bị chờ…, cần thông báo và phối hợp với công ty TNCONS để thực hiện
  • Dọn dẹp toàn bộ đất bẩn, rác, nước đọng… trên bề mặt màng trước khi đổ bê tông, tuyệt đối không để nước đọng trên bề mặt màng)
  • Cần tiến hành đổ bê tông trong vòng 50 (ngày) sau khi thi công trải màng, việc để lâu có thể làm giảm chất lượng chống thấm
  • Khi tiến hành đổ bê tông, phải đảm bảo tuyệt đối không có nước đọng trên bề mặt màng, nước đọng sẽ làm mất tác dụng chống thấm của màng
  • Trong khi đổ bê tông, sẽ có bê tông rơi trên phần màng chờ đổ cho đợt tiếp theo, công ty DELTA E&C cần bố trí công nhân xịt rửa ngay phần bê tông rơi vãi đó trước khi bê tông đó đông cứng.

 Thi công màng chống thấm 2 thành phần gốc polymer xi măng GPS COAT 12:

  • Nhà thầu kết cấu cần đục tẩy toàn bộ vữa thừa trên mặt bằng, đất đá, rác thải cần phải được loại bỏ.
  • Các vết nứt kết cấu, mạch ngừng, bê tông giảm yếu cần phải được sửa chữa trước khi chống thấm. Ty thép phải được cắt bỏ và trám vá lại
  • Công ty DELTA E&C hỗ trợ cẩu, vận thăng… để nâng hạ vật liệu đến vị trí thi công
  • Công ty TNCONS sẽ rào chắn khu vực thi công chống thấm.
  • Không được đi lại trên bề mặt màng khi màng chống thấm chưa khô
  • Cần làm thông thoáng không khí khu vực thi công
  • Sau khi thi công hoàn thiện lớp chống thấm thì sau 24h-48h cần phải thi công lớp bảo vệ hoặc thi công lớp hoàn thiện lên bề mặt chống thấm
  • Tuyệt đối không thi công chống thấm khi trời mưa, không để nước đọng trên bề mặt màng chống thấm khi màng chưa khô

LÝ DO BẠN CHỌN TNCONS THI CÔNG:

  1. Là đơn vị Uy tín trong thi công Chống thấm tại CÁC TỈNH THÀNH. Với đầy đủ kinh nghiệm giúp bạn yên tâm nhất.
  2. Cam kết đạo đức và chất lượng tay nghề của đội ngũ thi công
  3. Kỹ càng từng chi tiết nhỏ trong thi công.
  4. Minh bạch tuyệt đối để chủ đầu an tâm về mọi chi phí.

..........................................

Công ty cổ phần dầu tư và thi công xây dựng TNCONS

Website chính thức: https://tnconsjsc.com/

Liên hệ: 0941576686

Địa chỉ: Tòa A2 Chung cư THT Newcity – Kim Chung – Lai Xá – Hoài Đức – Hà Nội.

Đối tác của chúng tôi